Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Pha thuốc bột cho trẻ uống thế nào là đúng?

Bà mẹ nào cũng rất quan tâm đến việc khi con bị bệnh thì pha thuốc bột như thế nào mới đúng cách? Việc pha thuốc bột không đúng sẽ ảnh  hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự hồi phục của bé? Hàng loạt những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó luôn gặp ở các bác sĩ khi khám bệnh cho trẻ nhỏ. Để giải đáp thắc mắc đó của các mẹ sau đây là cách pha thuốc bột hiệu quả.




Cách pha thuốc bột:


-  Bước 1: Rửa tay
-  Bước 2: Chuẩn bị một cốc nước đun sôi, để nguội
 -  Bước 3: Lắc chai để làm xốp các hạt cốm
-  Bước 4: Cho nước vào chai  đến vạch (Mỗi thuốc có cách cho nước đung sôi để nguội vào chai, lọ khác nhau, chẳng hạn như: cho nước đến vạch đỏ, cho 9ml nước, cho nước đến vạch mũi tên, cho nước đến vòng tròn ở cổ chai, cho 50ml nước,…trên vỏ hộp hay tờ hướng dẫn đều có thông tin này để phụ huynh tham khảo)
-  Bước 5: Đậy nắp, dốc ngược chai lắc mạnh (tối thiểu 15 giây)


Lưu ý:


Các dạng bào chế thuốc kháng sinh dạng bột dùng để pha uống có rất nhiều loại và cũng thường được các thầy thuốc kê đơn cho phụ huynh mua về cho trẻ uống tại nhà. Vì vậy khi dùng thuốc cần tuân theo quy định về liều lượng, cách sử dụng để tránh tai biến và cách bảo quản để tránh làm hỏng thuốc. Đối với trẻ đã lớn cũng không nên để trẻ tự rót thuốc uống, người lớn phải trực tiếp cho trẻ uống với sự giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.


Thời gian bảo quản sau khi pha thuốc cũng khác nhau nhưng đa số là từ 7 đến 14 ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nếu không có tủ lạnh nên bảo quản nơi thoáng mát. Trên vỏ hộp hay tờ hướng dẫn đều có thông tin thời gian bảo quản thuốc sau khi pha. Sau khi pha nên ghi ngày hết hạn của thuốc trên lọ thuốc để tránh dùng thuốc không còn tác dụng hay thuốc hết hạn.


Ngoài ra, cần phải lắc kỹ chai trước khi sử dụng và đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


 



Pha thuốc bột cho trẻ uống thế nào là đúng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét