Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Đẻ, không cần phải sợ

Khi mang thai các mẹ luôn trong trại thái vừa mừng vừa lo. Vui mừng vì sắp được làm mẹ nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nỗi lo lắng không tránh khỏi. Mẹ bầu thường hay nghĩ nhiều về vấn đề sinh nở. Luôn có suy nghĩ là có nên đẻ thường không? Có cần đẻ mổ không?… Các mẹ đừng quá lo lắng trước khi chào đón bé yêu nhé! Hảy cùng nhau giải tỏa bớt sự căng thẳng lo lắng nào!


Bụng mình sẽ bị rạch sao!


Các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi nghe phải rạch bụng nha. Thật ra thì thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh em bé  rất phổ biến đó. Thủ thuật này sẽ giúp các bé con dễ dàng chào đời và giảm đi tình trạng rủi ro trong khi sinh cao hơn. Có thể trong khi rạch các mẹ sẽ không thấy đau nhưng cơn đau sẽ đến khi các mẹ khâu tầng sinh môn lại. Hãy bỏ qua cơn đau nhỏ nhoi đó để bé con mình an toàn và khỏe mạnh hơn. Nếu mà đau quá thì các mẹ sẽ được sử dụng các loại thuốc để giảm bớt cơn đau và vết rạch cũng sẽ mau chóng lành lại sau 3-5 ngày thôi. Các mẹ phải luôn luôn đưa sự an toàn của bé lên trên hết và cứ nghĩ đó chỉ là một thủ thuật để bé con đến với mình nhanh hơn thôi. Lúc đó, các mẹ bầu sẽ thấy an tâm và bớt căng thẳng hơn.




Ước gì bệnh viện ở gần nhà mình


Các mẹ thường hay quan tâm đến những thông tin về những người cùng chung niềm hạnh phúc làm mẹ như mình. Vì thế, khi nghe hay đọc được ở đâu đó có một mẹ bầu nào đó sinh em bé ngay trên xe taxi và không có bác sĩ chuyên môn bên cạnh. Lúc đó, các mẹ sẽ suy nghĩ mong lung và ước gì nhà mình gần bệnh viện. Sự thật, từ lúc chuyển dạ và cơn đau bắt đầu đến với các mẹ và bé con sắp chà0 đời mất khoảng 12,5 – 21,5 giờ. Các mẹ sẽ hoàn toàn có đủ thời gian để chuẩn bị tất cả mọi thứ khi đến bệnh viện. Mách nhỏ với các mẹ là nên chuẩn bị tất cả đồ đạt cho việc sinh nở trước đó một tháng so với ngày sinh dự kiện nha. Vì đến lúc đau bụng đẻ các mẹ chỉ việc xách đồ đạt lên xe đến bệnh viện thôi. Nếu nhà các mẹ bầu gần bệnh viện thì quá tốt nếu không thì hãy kiểm tra xem thời gian từ nhà các mẹ bầu đến bệnh viện mất bao lâu để có thể đến bệnh viện nhanh hơn khi bé con muốn được thấy mẹ mình.


Đừng nên sợ đẻ mổ 


Có khoảng 1/3 trẻ em được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ. Không phải mẹ bầu nào cũng phải sinh mổ đâu nha. Có một số ca sinh mổ là do bác sĩ chỉ định từ trước vì rất nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như: bé con chưa quay đầu, ngôi thai chưa chuẩn, có vấn đề về nhau thai hoặc trước đó mẹ bầu đã sinh mổ rồi… Mà những trường hợp khi phải sinh mổ khẩn cấp rất ít. Nếu các mẹ quá lo lắng thì nên thường xuyên khám thai liên tục trước ngày sinh dự kiến hoặc là nhập viện sớm để được bác sĩ chuyên môn theo dõi cẩn thận và biết thêm nhiều thông tin có lợi cho việc sinh nở.


Đau đẻ là niềm vui đó


Không phải người phũ nữ nào cũng có được cơn đau đẻ như các mẹ bầu đâu. Các mẹ cứ xem cơn đau đẻ như một niềm vui và đừng nên suy nghĩ về các câu hỏi như: Sinh con sẽ như thế nào? Có đau lắm không? Chuyện gì sẽ xảy ra khi đẻ? Đừng vì những vấn đề đó làm các mẹ giảm đi niềm hân hoan khi sắp chào đón bé cưng.


Các mẹ phải thật bình tĩnh không nên quá lo lắng khi ngày sinh sắp đến. Bất kỳ một người phụ nữ nào được làm mẹ thì việc mang thai và sinh con là điều không tránh khỏi. Nếu quá lo lắng thì mẹ bầu nên tâm sự với những người có kinh nghiệm về sinh nở. Họ sẽ hướng dẫn cho các mẹ những điều cần thiết, những lời khuyên quý giá sẽ giúp các mẹ bầu bớt lo lắng và không còn bị ám ảnh về việc sinh nở nữa. Một sinh linh bé nhỏ đang đến gần hơn với các mẹ, hãy tận hưởng những giây phút thiêng liêng này nào.



Có cần kiểm soát bản thân khi sinh không?


Các mẹ không cần quá nghĩ nhiều về việc mình sẽ mất kiểm soát khi nằm trên giường đẻ. Thật ra thì việc la hét hay mắng chửi mọi người xung quanh là một điều hết sức bình thường. Khi đó các mẹ sẽ quên đi phần nào về cơn đau của bản thân và bác sĩ cũng không đánh giá con người của các mẹ quá những hành vi đó. Việc vùng kín bị nhìn thấy là một điều hiển nhiên khi sinh đẻ thôi. Cố gắng làm theo thật tốt những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra. Việc bé con được ra đời an toàn mới chính là vấn đề quan trọng nhất lúc sinh. Cứ để cho thân thể thoải mái và một thiên thần đáng yêu sẽ đến với các mẹ.


Bé có bị đau không?


Suy nghĩ đầu tiên của các mẹ khi sinh bé cưng là “Không biết bé có đau không?


Các mẹ ơi, đừng quá lo lắng về vấn đề này nha. Mặc dù, con đường bé chào đón thế giới bên ngoài không phải là xa nhưng có thể xem đó là thử thách đầu tiên đối với bé. Bé cũng đang cố gắng như mẹ vậy, bé phải lọt qua được ống âm đạo hẹp, tiếp theo còn phải qua cửa hẹp ở khung chậu của mẹ. Tuy nhịp tim của bé có thể giảm từng hồi vào cuối giai đoạn sinh nở nhưng không có gì nghiêm trọng và lo lắng cả.


Chuyện “ấy” phải làm sao?


Vùng kín cần khoảng thời gian 2-3 tháng mới có thể hồi phục được. Vào thời gian này đối với các mẹ thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh là quan trọng hơn cả nên nhu cầu tình dục bị hạn chế và giảm bớt. Thời gian được ngủ còn quan trọng hơn cả việc quan hệ tình dục.  Tuy lần quan hệ tình dục sau sinh có gặp phải vài khó khăn do âm đạo chưa tiết đủ chất nhờn nhưng sau khoảng thời gian 6 tháng thì quan hệ tình dục trở lại bình thường.


Thân hình quá “khủng” 


Sau khi sinh việc lấy lại vóc dáng như trước kia không phải dễ. Các mẹ sẽ cảm thấy mình có vẻ nặng nè hơn lúc chưa mang thai. Nhưng đừng quá lo lắng đến vấn đề này, có rất nhiều biện pháp giúp các mẹ lấy lại vóc dáng “mi nhon” của mình.


- Cần kiểm soát cân nặng khi mang bầu, nhưng không phải là nhịn ăn, làm như thế mẹ sẽ không thể có đủ dưỡng chất cung cấp cho bé. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý và đầy dinh dưỡng. Sau thời gian sinh cần phải dung nạp khoảng 2000 calo/ngày để có nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và nguồn sữa vừa đủ cho bé.


- Nếu các mẹ dùng sữa mẹ để nuôi con thì đây là cách đốt cháy calo nhiều nhất.


- Cần tập thể dục thường xuyên cả trước và sau khi sinh.


- Cần phải ngủ đủ giấc.


- Thường xuyên vận động sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.




Đẻ, không cần phải sợ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét